Thị trường bất động sản
Friday, 07/11/2014, 08:24

Vốn FDI đầu tư vào bất động sản tăng: Mừng ít, lo nhiều

07/11/2014

Thống kê thời gian qua cho thấy, lượng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đã tăng trở lại. Đây rõ ràng là một tín hiệu khả quan cho thị trường này. Tuy nhiên, vốn FDI có giúp nhiều cho thị trường bất động sản hay không thì vẫn là một câu hỏi để ngỏ.

Có một thực tế là thị trường bất động sản trong nước vẫn chưa thể "tiêu hóa", thậm chí là vẫn dồn ứ những "siêu" dự án bất động sản tỷ đô của thời kỳ cấp phép nhiều. Trong đó, có không ít dự án vốn FDI được khởi động vào thời điểm "hoàng kim" của thị trường bất động sản. Có thể kể tới hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang bị bỏ hoang dọc bờ biển miền Trung, những sân golf chỉ ở trên giấy hay các dự án khu đô thị vẫn đang dang dở tại Hà Nội.

Trong khi hiện nay, thị trường bất động sản nước ta đang thiếu các dự án nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội thì dòng vốn FDI lại không chảy vào những phân khúc này.

Bên cạnh đó, trong tổng số gần 17.000 dự án FDI được cấp phép đầu tư với tổng vốn khoảng 245 tỷ USD trên cả nước, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chỉ chiếm 3,03% trong tổng số dự án và 1,4% tổng vốn đăng ký với 500 dự án. Những số liệu này cho thấy sự thu hút FDI của Việt Nam thực chất là mừng ít, lo nhiều.

Đó là chưa kể đến, thống kê trong 3 năm trở lại đây cho thấy, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp vốn đã thu hút ít lượng vốn FDI và ngày càng có xu hướng suy giảm. FDI vào nông nghiệp đã giảm 30 lần trong vòng 15 năm qua. Trong khi, nông nghiệp vẫn được coi là ngành kinh tế chủ lực của nước ta, bất động sản được chú trọng đầu tư vốn FDI thì không ít lần bị đánh giá là "mối nguy", tác động xấu tới nền kinh tế.

Ngoài ra, các dự án bất động sản thường tập trung nhiều ở các khu đô thị, khu công nghiệp, có nghĩa là phần lớn đất lấy thực hiện dự án chính là đất nông nghiệp. Thực tế nhiều năm qua cho thấy hậu quả của tình trạng lấy đất nông nghiệp làm dự án đến nay vẫn chưa giải quyết được.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn khó khăn như hiên nay, vốn FDI đổ vào bất động sản tiếp tục tăng còn dẫn đến hệ lụy khác là cân đối ngoại tệ phức tạp khi các nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn, thu nhập hợp pháp ra nước ngoài. Đó là chưa kể tới, các dự án bất động sản thường chiếm một diện tích đất lớn hơn các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất khác.

Trong bối cảnh nguồn cung bất động sản tiếp tục tồn đọng, nguồn cầu cũng chưa mấy khả quan, tại sao các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất hào hứng với thị trường bất động sản Việt Nam? Ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, dù thị trường bất động sản nước ta còn trầm lắng nhưng các nhà đầu tư ngoại vẫn tìm thấy cơ hội trong khó khăn vì thị trường căn bản vẫn tiếp tục phát triển.

Ngoài ra, các nhà đầu tư ngoại thường đầu tư theo kiểu đón đầu, chờ giai đoạn phục hồi trong vài năm tới. Công bằng, phải thừa nhận rằng nguồn vốn FDI đổ vào bất động sản cũng đã ít nhiều giúp thị trường chuyển động. Số liệu từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho thấy, dã có 10% trong tổng số 5,7 tỷ USD vốn FDI được giải ngân trong nửa đầu năm 2014, trong đó có các dự án trung tâm thương mại, nhà thương mại, resort và nhiều dự án bất động sản khác được chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài.

Thế nhưng, bài học về những hậu quả của việc bằng mọi giá mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn hiển hiện. Do đó, việc thu hút FDI vào lĩnh vực bất động sản cần căn cơ và thực chất hơn, cơ chế cấp phép - thu hồi cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc.

TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, bài toán con người lớn hơn bài toán chính sách, do vậy, vấn đề nằm ở chỗ chúng ta có muốn thu hồi các dự án FDI này khi có vi phạm hay không. Ngoài ra, cần phải có sự điều phối chính sách ưu đãi, thu hút vốn FDI sao cho không xảy ra chênh lệch giữa các vùng.

TS. Hoàng Xuân Hòa (Ban Kinh tế Trung ương) phân tích, thay vì thu hút quá nhiều FDI một cách dàn trải, chúng ta nên thu hút đúng nơi, đúng lĩnh vực cần thiết đến nguồn vốn này. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu cho ra những chính sách nâng cấp FDI theo định hướng ưu tiên ngành, lĩnh vực và đối tác đầu tư, với các dự án công nghệ lạc hậu, có tác động xấu tới môi trường thì cần ngừng đầu tư, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án.

Ông Hòa cũng cho biết thêm: “ Về lĩnh vực BĐS - Xây dựng, các khu vực như Phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, môi trường đô thị…), phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp… là cần được ưu đãi, khuyến khích đầu tư nhất”.

Theo Sài Gòn Đầu tư Tài chính
Chia sẻ:
Tin mới

Chính thức mở bán dự án New Horizon - 87 Lĩnh Nam (06/04/2015)

Những kỳ vọng vào thị trường địa ốc trong năm nay (25/02/2015)

Bất động sản sẽ đi qua thời chênh vênh và nhanh chóng khởi sắc (25/02/2015)

CT Number One mở bán khuyến mại “Lộc vàng trao tay đón ngay năm mới” (21/01/2015)

Những điều cơ bản trong bố trí phong thủy văn phòng (15/01/2015)

Tỷ suất đầu tư căn hộ cho thuê cao nhất nhì Đông Nam Á (15/01/2015)

Các tin khác

Chính thức mở bán dự án New Horizon - 87 Lĩnh Nam (06/04/2015)

Những kỳ vọng vào thị trường địa ốc trong năm nay (25/02/2015)

CT Number One mở bán khuyến mại “Lộc vàng trao tay đón ngay năm mới” (21/01/2015)

Tỷ suất đầu tư căn hộ cho thuê cao nhất nhì Đông Nam Á (15/01/2015)

Lượng giao dịch biệt thự liền kề tại Tp.HCM đang có chiều hường tăng mạnh (09/01/2015)

bvdfhtrj (08/01/2015)