Tuy nhiên, khi xem xét đến những thủ tục để vay vốn thì nhóm thu nhập thấp lại gần như không thể chạm tới gói hỗ trợ này.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, đại diện một DN BĐS cho rằng việc căn cứ thu nhập theo bảng lương sẽ khiến nhiều cán bộ công nhân viên không thể chứng minh được khả năng trả nợ bởi vì vậy khó có thể vay được tiền cho dù lãi suất là rất thấp.
Theo tính toán của ông Khánh, nếu trả nợ trong 10 năm, trung bình mỗi tháng tiền gốc và lãi cũng phải tới 10 triệu đồng. Như vậy phải có mức lương cao mới có thể chứng minh được khoản tích lũy này. Nếu không có cơ chế linh hoạt thì chương trình này chỉ có thể dành cho những người có thu nhập cao chứ không phải người có thu nhập thấp.
Trước thực trạng cán bộ nhà nước khó có thể chứng minh được thu nhập để vay tiền mua nhà thì một trong những gợi ý được nhiều người đưa ra lúc này là cho phép người thu nhập thấp được thế chấp căn hộ đã mua để vay vốn ngân hàng.
Tuy nhiên, luật sư Trương Thanh Đức, một người đang công tác trong ngành ngân hàng cho biết hiện việc thế chấp căn hộ theo kiểu hình thành trong tương lai này đang không thể thực hiện được do vướng phải một số quy định. "Năm 2012, chính Bộ Tư pháp có công văn là các công chứng viên không được công chứng nhà ở hình thành trong tương lai vì không đáp ứng được yêu cầu của họ vừa thông qua. Việc không thế chấp được chính thức như thế sẽ rất khó khăn cho các ngân hàng. Các ngân hàng chỉ có thể nhận thế chấp ở tình trạng ký tay đôi với nhau, thế chấp các quyền tài sản cũng có thể đăng ký nhưng chỉ đăng ký được ở Trung tâm đăng ký giao dịch Quốc gia của Bộ Tư pháp. Khi yếu tố pháp lý không bảo đảm, sau này rất vướng mắc khi có những tranh chấp".
Tuy nhiên, ngay cả khi cho thế chấp chính căn hộ thu nhập thấp đang mua để vay vốn thì nhiều ngân hàng vẫn tỏ ra không mặn mà. Bởi, căn hộ thu nhập thấp là căn hộ chủ sở hữu thuộc đối tượng được xét duyệt lại thuộc diện nahf ở không được phép chuyển đổi trong một thời gian dài nên ngân hàng có ôm khối tài sản thế chấp này trong trường hợp cần cũng khó có thể phát mại để thu hồi vốn được.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, đại diện một DN BĐS cho rằng việc căn cứ thu nhập theo bảng lương sẽ khiến nhiều cán bộ công nhân viên không thể chứng minh được khả năng trả nợ bởi vì vậy khó có thể vay được tiền cho dù lãi suất là rất thấp.
Theo tính toán của ông Khánh, nếu trả nợ trong 10 năm, trung bình mỗi tháng tiền gốc và lãi cũng phải tới 10 triệu đồng. Như vậy phải có mức lương cao mới có thể chứng minh được khoản tích lũy này. Nếu không có cơ chế linh hoạt thì chương trình này chỉ có thể dành cho những người có thu nhập cao chứ không phải người có thu nhập thấp.
Trước thực trạng cán bộ nhà nước khó có thể chứng minh được thu nhập để vay tiền mua nhà thì một trong những gợi ý được nhiều người đưa ra lúc này là cho phép người thu nhập thấp được thế chấp căn hộ đã mua để vay vốn ngân hàng.
Tuy nhiên, luật sư Trương Thanh Đức, một người đang công tác trong ngành ngân hàng cho biết hiện việc thế chấp căn hộ theo kiểu hình thành trong tương lai này đang không thể thực hiện được do vướng phải một số quy định. "Năm 2012, chính Bộ Tư pháp có công văn là các công chứng viên không được công chứng nhà ở hình thành trong tương lai vì không đáp ứng được yêu cầu của họ vừa thông qua. Việc không thế chấp được chính thức như thế sẽ rất khó khăn cho các ngân hàng. Các ngân hàng chỉ có thể nhận thế chấp ở tình trạng ký tay đôi với nhau, thế chấp các quyền tài sản cũng có thể đăng ký nhưng chỉ đăng ký được ở Trung tâm đăng ký giao dịch Quốc gia của Bộ Tư pháp. Khi yếu tố pháp lý không bảo đảm, sau này rất vướng mắc khi có những tranh chấp".
Tuy nhiên, ngay cả khi cho thế chấp chính căn hộ thu nhập thấp đang mua để vay vốn thì nhiều ngân hàng vẫn tỏ ra không mặn mà. Bởi, căn hộ thu nhập thấp là căn hộ chủ sở hữu thuộc đối tượng được xét duyệt lại thuộc diện nahf ở không được phép chuyển đổi trong một thời gian dài nên ngân hàng có ôm khối tài sản thế chấp này trong trường hợp cần cũng khó có thể phát mại để thu hồi vốn được.