Tin tức
Chính thức mở bán dự án New Horizon - 87 Lĩnh Nam
Những kỳ vọng vào thị trường địa ốc trong năm nay
Bất động sản sẽ đi qua thời chênh vênh và nhanh chóng khởi sắc
CT Number One mở bán khuyến mại “Lộc vàng trao tay đón ngay năm mới”
Những điều cơ bản trong bố trí phong thủy văn phòng
Tỷ suất đầu tư căn hộ cho thuê cao nhất nhì Đông Nam Á
Nguồn cung cấp văn phòng tăng 7 lần trong 10 năm qua
Lượng giao dịch biệt thự liền kề tại Tp.HCM đang có chiều hường tăng mạnh
Hà Nội quyết xử lý chung cư cũ
Hà Nội đang chờ lắng nghe các ý kiến các chuyên gia tại hội thảo cải tạo chung cư cũ để đề ra biện pháp cải tạo chung cư cũ…
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn vừa yêu cầu Sở Quy hoạch kiến trúc rà soát toàn bộ các khu chung cư cũ đã được UBND thành phố giao cho các đơn vị nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại. Từ việc rà soát này, Sở này đề xuất phương án xử lý tiếp theo đối với các dự án đã rà soát để báo cáo trong tháng 9.
Hiện, việc cải tạo chung cư cũ hiện nay tại Hà Nội đang vấp phải vấn đề lớn đó là quy hoạch tầng cao. Theo đó, trong 4 quận nội đô khi cải tạo nhà chung cư cũ ngoài việc tuân thủ quy hoạch thì tầng cao bị giới hạn 9 tầng trở xuống.
Trong khi đó, người dân đòi tái định cư tại chỗ với hệ số k cao ở mức cao 1,5 -2,5. Do vậy, doanh nghiệp mất cân đối tài chính, làm không có lãi vì vậy không doanh nghiệp nào mặn mà tham gia cải tạo chung cư cũ.
Tại Hà Nội đang có khoảng 1.100 khu chung cư cũ trong đó số lượng khu chung cư nguy hiểm mức độ C, D cần cải tạo là 68 khu. Trong đó, gần 10 năm qua Hà Nội mới chỉnh trang được 6 khu như I1, I2, I3 Thái Hà, khu Nguyễn Công Trứ, khu 51 Huỳnh Thúc Kháng…
Trước đó, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng về các vấn đề vướng mắc trong việc cải tạo chung cư cũ. Ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội nêu rõ, vướng mắc lớn nhất trong vấn đề cải tạo chung cư cũ đó là việc cân bằng lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Do vậy, để kêu gọi được nhà đầu tư, thì Nhà nước phải điều chỉnh lại chỉ tiêu quy hoạch để doanh nghiệp có lãi.
Đại diện Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cũng cho rằng, bất cứ 1 dự án nào thì nhà đầu tư phải tính toán cân đối tài chính, bởi nếu hạn chế tầng cao, họ sẽ mất cân đối tài chính. Mặc dù có một số ưu đãi như tiền sử dụng đất nhưng không thấm vào đâu so với mức độ mất cân đối tài chính. Hiện chưa có cơ chế hỗ trợ mất cân đối tài chính này. Do vậy, thành phố buộc phải cho thực hiện dự án khu khác để bù vào.
Sau khi nghe ý kiến các Sở, ngành, đại diện doanh nghiệp, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, vấn đề cải tạo chung cư cũ cần phải được quan tâm đặc biệt. Nhất là trong bối cảnh, Chính phủ phê duyệt chung quy hoạch Thủ đô trong đó yêu cầu giảm mật độ dân số 4 quận nội đô từ 1,2 triệu dân xuống 800.000 dân/km2.
Thực tế cho thấy, do thiếu cơ chế chính sách nên lợi ích của cả người dân, doanh nghiệp, nhà nước không được hài hòa. Do vậy, vấn đề cải tạo chung cư cũ gặp rất khó khăn. Thêm vào đó, Hà Nội chưa có khu tái định cư ở vị trí tương xứng nên không tạo được sức hút của người dân trong vấn đề dời tái định cư….
Bộ trưởng Xây dựng đề xuất với Hà Nội nghiên cứu cơ chế mới trong vấn đề cải tạo chung cư cũ. Đó là thay vì để doanh nghiệp tự đứng ra thỏa thuận với dân, Nhà nước sẽ đứng ra giải phóng mặt bằng sau đó giao cho doanh nghiệp làm.
Ngoài ra, Bộ sẽ xây dựng cơ chế chính sách riêng về vấn đề này và sắp tới Bộ sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét cho nâng tầng cao dựa trên các cơ sở khoa học.
Hiện toàn TP Hà Nội có 1.155 nhà chung cư cũ cao từ 4-6 tầng và 10 khu nhà thấp tầng từ 1-3 tầng. Phần lớn những khu nhà này đều đã bán cho người dân sở hữu. Số nhà chung cư cũ tương đương với diện tích 1,7 triệu mét vuông đang cần được cải tạo hoặc xây dựng lại do xuống cấp nghiêm trọng, vì đã xây dựng 30 - 40 năm, như các khu chung cư cũ.