Chính sách - Quy hoạch
Tuesday, 27/08/2013, 10:38

Chỉ có 2,9% lao động di cư mua được nhà

27/08/2013

Sáng 26/8, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố kết quả của dự án “Tình hình di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO”.

Dự án được thực hiện từ tháng 4/2012 đến tháng 8/2013, với tổng kinh phí hơn 320.000 USD. Dự án do Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO (B-WTO) hỗ trợ và Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) thực hiện tại 15 tỉnh, thành phố có nhiều lao dộng di cư đến.

Theo kết quả của dự án, trong vòng 5 năm gần đây, có 6,5 triệu lao động đã di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp; trong đó 80% là vì mục đích mưu sinh. Đáng chú ý, có đến gần 70% lao động di cư là thanh niên trẻ dưới 30 tuổi và đang gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định cuộc sống đòi hỏi cần phải có những hỗ trợ kịp thời cho nhóm lao động trẻ này.

Lao động di cư ngày càng tăng, kèm theo đó những khó khăn trong
quy hoạch đô thị

Về vấn đề nhà ở, có tới 86,3% lao động di cư phải thuê nhà ở và chỉ có 2,9% đã mua được nhà. Tiền thuê nhà, điện nước sinh hoạt chiếm tới 23% thu nhập của người lao động. Đặc biệt, hơn 85% lao động di cư phải trả tiền điện, nước sinh hoạt theo giá của chủ nhà và cao gấp 2-3 lần giá theo quy định. Mong muốn được hỗ trợ nhiều nhất đối với lao động di cư là tìm nhà ở/thuê giá rẻ.

Chính vì những khó khăn về nhà ở, tích lũy hạn chế khiến đại đa số lao động di cư không có định hướng lâu dài cho công việc của họ, gần 60% lao động di cư không biết dự định sẽ sinh sống ở địa phương nơi làm việc trong bao lâu và chỉ có  7,5% lao động quyết định sẽ định cư hẳn.

Cũng theo công bố, rất ít lao động nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước để khắc phục khó khăn khi di cư. Có tới 67,1% người lao động tự khắc phục khó khăn; 18,5% nhờ bạn bè, đồng hương giúp đỡ và 15,7% nhờ họ hàng.

Hiện nay, việc hoạch định chính sách dành cho lao động di cư của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội vẫn chỉ dừng ở mức hỗ trợ lao động sau khi di cư. Các chuyên gia cho rằng cần phải xây dựng một chu trình hỗ trợ khép kín từ khi lao động chuẩn bị di cư khỏi địa phương đến khi tìm được việc và ổn định cuộc sống.

Từ những kết quả của dự án, các chuyên gia, đại biểu từ các địa phương đã đưa ra những góp ý để việc hoạch định chính sách hỗ trợ nhóm lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp có tính khả thi cao và sát với nhu cầu thực tế.

Theo KTĐT
Chia sẻ:
Tin mới

Chính thức mở bán dự án New Horizon - 87 Lĩnh Nam (06/04/2015)

Những kỳ vọng vào thị trường địa ốc trong năm nay (25/02/2015)

Bất động sản sẽ đi qua thời chênh vênh và nhanh chóng khởi sắc (25/02/2015)

CT Number One mở bán khuyến mại “Lộc vàng trao tay đón ngay năm mới” (21/01/2015)

Những điều cơ bản trong bố trí phong thủy văn phòng (15/01/2015)

Tỷ suất đầu tư căn hộ cho thuê cao nhất nhì Đông Nam Á (15/01/2015)

Các tin khác

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời việc “bôi trơn” sổ đỏ tại Hà Nội (05/12/2014)

Sẽ phạt tới 1 tỷ đồng nếu chậm làm sổ đỏ cho dân (14/11/2014)

Cấp sổ đỏ cho căn hộ trong thời gian không quá 30 ngày (07/11/2014)

Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội (03/11/2014)

Tổng cục Đất đai từ chối "chỉ tên" đơn vị gây nhũng nhiễu cấp sổ đỏ (02/10/2014)

Có hóa giải được “mê hồn trận” thủ tục hành chính về nhà đất? (29/09/2014)