Tin tức
Chính thức mở bán dự án New Horizon - 87 Lĩnh Nam
Những kỳ vọng vào thị trường địa ốc trong năm nay
Bất động sản sẽ đi qua thời chênh vênh và nhanh chóng khởi sắc
CT Number One mở bán khuyến mại “Lộc vàng trao tay đón ngay năm mới”
Những điều cơ bản trong bố trí phong thủy văn phòng
Tỷ suất đầu tư căn hộ cho thuê cao nhất nhì Đông Nam Á
Nguồn cung cấp văn phòng tăng 7 lần trong 10 năm qua
Lượng giao dịch biệt thự liền kề tại Tp.HCM đang có chiều hường tăng mạnh
Cấp giấy phép xây dựng nhà ở: Không cần lập quy hoạch chi tiết
Luật không nên buộc người dân phải nộp bản vẽ thiết kế kỹ thuật khi xin giấy phép xây dựng, vì sẽ làm tăng thêm thủ tục cho dân và doanh nghiệp mà Nhà nước cũng không thể quản lý được.
Đó là ý kiến của đa số đại biểu tại hội thảo về Luật xây dựng sửa đổi, lấy ý kiến đóng góp của các sở ngành liên quan từ Đà Nẵng trở vào diễn ra ngày 22/4 tại Tp.HCM, do Bộ Xây dựng và Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường của Quốc hội tổ chức.
Lãng phí lớn, tốn thời gian
"Mỗi năm Tp.HCM có đến 30.000 công trình nhà ở quy mô từ ba tầng hoặc diện tích từ 250m2 trở lên buộc Sở Xây dựng phải thẩm tra thiết kế kỹ thuật. Không Sở Xây dựng nào làm nổi, cán bộ, công chức cũng không đủ thời gian để làm, chưa kể hạn chế về chuyên môn. Nhà nước chỉ nên quản lý về quy hoạch, an toàn công trình, phòng cháy chữa cháy... và để các công ty tư vấn thiết kế làm công việc này" Ông Quách Hồng Tuyến (phó giám đốc Sở Xây dựng Tp.HCM) |
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng (GPXD) trong dự thảo Luật xây dựng sửa đổi vẫn giữ nguyên những nội dung như quy định về cấp GPXD: người xin GPXD phải nộp bản vẽ kết cấu móng, khung, tường, mái chịu lực và bản vẽ phòng cháy chữa cháy. Ông Quách Hồng Tuyến, phó giám đốc Sở Xây dựng Tp.HCM, cho rằng những bản vẽ kết cấu móng, khung, tường, mái chịu lực (bản vẽ thiết kế kỹ thuật) của công trình được chủ đầu tư thực hiện sau khi có GPXD. Do vậy, bỏ yêu cầu bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong thành phần hồ sơ xin cấp GPXD vì trong quá trình xem xét cấp GPXD, cơ quan cấp phép có thể yêu cầu chủ đầu tư sửa chữa bản vẽ. Nếu làm trước bản vẽ thiết kế kỹ thuật thì khi sửa chữa sẽ gây tốn kém về tiền bạc và thời gian cho chủ đầu tư.
Trong thực tế, từ khi nghị định 64 về cấp GPXD có hiệu lực (ngày 20/10/2012) yêu cầu phải có các bản vẽ thiết kế kỹ thuật khi nộp hồ sơ cấp GPXD thì việc cấp phép tại Tp.HCM đã xảy ra nhiều ách tắc. Ông Nguyễn Sáng ở quận Tân Bình cho biết ông đã điều chỉnh bốn lần nhưng vẫn không nộp được hồ sơ xin GPXD do bản vẽ thiết kế kỹ thuật của căn nhà chưa đạt yêu cầu. Theo khảo sát, giá đo vẽ một bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật nhà ở riêng lẻ cao gấp 10 lần giá bản vẽ cấp GPXD trước đó (chỉ gồm bản vẽ mặt cắt, mặt đứng, mặt bằng của các tầng công trình và mặt cắt móng).
Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng (Hội Kiến trúc sư Tp.HCM) cho biết bản vẽ thiết kế kỹ thuật của công trình chỉ có được sau khi đã thực hiện nhiều bản vẽ về kiến trúc, kết cấu khác. Nó làm tốn kém thời gian và tiền bạc cao hơn 2-3 lần bản vẽ xin GPXD theo quy định cũ. Trong khi chủ đầu tư chưa có GPXD thì chưa biết công trình được phép xây bao nhiêu diện tích, bao nhiêu tầng. Trường hợp không được cấp GPXD đúng như quy mô các bản vẽ thì phải bỏ đi, vẽ lại gây lãng phí lớn.
Người dân làm hồ sơ xin giấy phép xây dựng tại quận Tân Phú, Tp.HCM |
Ông Nguyễn Văn Đực, phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, cho rằng thời gian vẽ bản vẽ thiết kế kỹ thuật dài hơn 3-5 tháng so với bản vẽ xin GPXD cũ, cộng với ba tháng cơ quan chức năng thẩm tra bản vẽ thiết kế kỹ thuật thì doanh nghiệp phải mất thêm nửa năm trời cho thủ tục xin GPXD. Nhưng thực tế, bản vẽ thiết kế kỹ thuật trên không có tác dụng gì cho công tác quản lý cũng như quá trình thực hiện dự án của chủ đầu tư.
Cấp phép xây dựng sẽ thông?
Một trong những điều kiện để cấp GPXD là phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng (tức quy hoạch 1/500 - theo Luật quy hoạch đô thị). Các đại biểu cho rằng đây là điều kiện khó thực hiện được. Đại diện Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết đây là khó khăn lớn nhất của tỉnh khi thực hiện nghị định 64. Hiện nay tỉnh này mới chỉ phủ kín 45% quy hoạch phân khu (1/2.000) và 3% diện tích có quy hoạch chi tiết. Muốn phủ kín quy hoạch chi tiết để cấp GPXD như quy định trên thì phải tốn hàng ngàn tỉ đồng và chưa chắc đến năm 2015 tỉnh này đã lập xong. Đồng ý với ý kiến này, đại diện Sở Xây dựng Tp.HCM đề xuất Bộ Xây dựng nên có tiêu chuẩn về quy chế quản lý kiến trúc đơn giản, gồm những tiêu chí thiết yếu như tầng cao, mật độ, khoảng lùi để thay thế quy hoạch chi tiết trong cấp GPXD.
Ông Hoàng Thọ Vinh, phó vụ trưởng Vụ Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng, cho rằng đối với việc cấp GPXD cho các dự án phải dựa vào quy hoạch chi tiết để tránh xảy ra nhũng nhiễu, tùy tiện. Hiện tại các chủ đầu tư phải thỏa thuận với các sở về tầng cao, mật độ xây dựng... cho từng dự án, các sở muốn cho cao thì được xây cao, muốn cho thấp thì phải xây thấp. Điều này tạo cơ hội cho cán bộ tiêu cực, các chủ đầu tư phải chạy chọt, lo quan hệ để dự án có được những tiêu chí có lợi.
Cũng theo ông, đối với các đô thị hiện hữu thì chỉ cần những quy định về tầng cao, mật độ, khoảng lùi, màu sắc... của công trình trong một tuyến phố, một con đường là đủ cơ sở để cấp GPXD. Không nhất thiết phải lập quy hoạch chi tiết tốn hàng tỉ đồng chỉ để phục vụ công tác cấp GPXD cho một vài công trình. Trao đổi bên lề, ông Vinh cho rằng Tp.HCM có thể áp dụng quyết định 135 và quyết định 45 của UBND TP về kiến trúc nhà liên kế để cấp GPXD cho người dân mà không cần phải lập quy hoạch chi tiết. Như vậy, không phải lo lắng TP chưa phủ kín quy hoạch chi tiết thì chưa được cấp GPXD.
Sau 5 năm, công trình xây dựng tạm sẽ thành chính thức? Liên quan đến việc cấp GPXD tạm, ông Quách Hồng Tuyến kiến nghị để giải quyết quyền lợi cho người dân có đất trong các khu quy hoạch chức năng chậm triển khai thì Tp.HCM đã quy định: nếu hết thời hạn quy hoạch (5 năm) mà Nhà nước chưa triển khai quy hoạch thì người dân xây dựng tạm sẽ được bồi thường vật kiến trúc trên đất. Vì vậy, Luật xây dựng cần có quy định đối với công trình xây dựng theo GPXD tạm mà sau 5 năm (hết một chu kỳ quy hoạch) Nhà nước chưa thực hiện quy hoạch thì GPXD tạm trên được xem như giấy phép chính thức. |